Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Cô giáo bén duyên với chiếc gáo dừa
13/08/2018

 

Từ những chiếc gáo dừa với lớp vỏ bề ngoài xù xì tưởng chừng chỉ có thể dùng làm than, chén, gầu múc nước hoặc nhiều vùng nông thôn thường vứt bỏ lăn lóc, nhưng qua đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của một cô giáo trẻ đã được khoác thêm một dung mạo mới đó là trở thành những chiếc chậu be bé xinh xinh với nhiều hoa văn độc đáo dùng để trồng hoa treo hoặc làm vật trang trí trong nhà. Cô giáo trẻ ấy tên là Nguyễn Thị Hồng Yến, sinh năm 1984, cư ngụ tại ấp Phú Phong, xã Quới Thành (huyện Châu Thành), hiện đang là giáo viên dạy thanh nhạc của trường Trung học cơ sở Phú Túc.

Yến đang gọt cắt hoa văn trên chiếc gáo dừa. Ảnh: CTV

Theo lời kể của Yến, cô vốn rất yêu thích hoa lan, từ lúc còn đi học, Yến thường dành dụm tiền để mua lan về trồng, nhân giống và đợi cây ra hoa rồi đem đi bán, công việc đó vẫn tiếp tục duy trì cho đến khi Yến trở thành cô giáo dạy thanh nhạc, lúc bấy giờ nhiều người thấy vậy cứ ngỡ Yến sẽ bén duyên với nghề tay trái  là trồng lan. Thế nhưng, cách đây ba năm, trong những lần thử trồng lan bằng việc tận dụng chiếc gáo dừa thay cho những chiếc chậu bằng nhựa nhằm vừa tạo sự độc đáo vừa lại bảo vệ môi trường. Yến bắt đầu nảy sinh ý tưởng gọt giũa lại chiếc gáo để khi trồng hoa lan vào được bắt mắt hơn. Ban đầu chỉ là gọt mài cho những chiếc gáo còn lớp vỏ xù xì, thô nhám cho được bóng láng nhưng dần dần Yến bắt đầu cùng chồng là anh Nguyễn Hà Vũ tìm tòi và thành công với sản phẩm chậu gáo dừa trồng hoa với nhiều kiểu hoa văn lạ. Tiếng lành đồn xa, nhiều bạn bè có sở thích trồng hoa lan đã đến mua và giới thiệu cho nhiều người. Thấy sản phẩm gáo dừa hoa văn của mình được nhiều người chấp nhận với số lượng ngày càng đông, Yến bàn với chồng xoắn tay vào việc sản xuất gáo và nhận đơn hàng lớn. Yến cho biết, để làm thành một chiếc gáo dừa hoa văn đạt chất lượng thì trước hết khâu nguyên liệu gáo dừa phải chọn lựa kĩ, vì vậy hai vợ chồng Yến thường thay phiên nhau lặn lội đi khắp nơi để tìm mua gáo tốt. Sau đó để làm nên thành phẩm một chiếc gáo dừa hoa văn còn phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, gáo dừa còn thô sau khi bóc hết sơ, dùng máy mài mài kĩ phần gáo, sau đó bóc lớp áo phấn ra thì gáo dừa nhẵn, rồi cắt hoa, chùi bóng. Trung bình hàng tháng, Yến bán ra thị trường từ 2 đến 3 ngàn chiếc gáo dừa hoa văn, giá mỗi sản phẩm từ 17 đến 25 ngàn đồng, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng vợ chồng Yến thu nhập thêm khoảng 12 triệu đồng. Sản phẩm gáo dừa hoa văn của Yến được bán chủ yếu qua các kênh của mạng xã hội như facebook, zalo cùng với sự giới thiệu của bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng mua sản phẩm gáo dừa hoa văn của Yến ở khắp nơi từ Bắc chí Nam, thậm chí có cả ở nước ngoài như Đài Loan, Ấn Độ. Để tránh sự đơn điệu và cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, Yến thường xuyên thay đổi mẫu mã, từ khi chế tác chiếc gáo dừa hoa văn đến nay Yến đã tự sản xuất ra được 10 kiểu gáo dừa với hoa văn kiểu dáng khác nhau. Cũng chính vì vậy, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Yến được bạn bè và khách hàng xa gần thường hay gọi vui với biệt danh trìu mến là “Thánh gáo”.

...Và​ thành phẩm. Ảnh: CTV

Nói về tương lai của những chiếc gáo dừa hoa văn do mình tạo ra, Yến cho biết sắp tới cô sẽ tiến hành đăng kí nhãn hiệu độc quyền với những mẫu mã do mình tự thiết kế để vừa bảo hộ được sản phẩm và hi vọng mở rộng thị trường để xuất khẩu sang các nước./.

Thanh Hiền

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 185
  Tổng lượt truy cập: 392044