Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
21/11/2016

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH LÀ NỀN TẢNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

                      

Trên cơ bản, chúng tôi hoàn toàn nhất trí văn kiện của Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2016- 2021, được sự nhất trí của Đoàn Chủ tịch đại hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày chủ đề "Giáo dục gia đình là nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc".

                Quan điểm của Đảng về vai trò của gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay "Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia". Vì vậy, gia đình cũng là một trong những vấn đề được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Từ khi thành lập và trải qua các thời kỳ lãnh đạo đất nước, Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển "các tế bào" của xã hội sao cho thật mạnh khỏe, bền vững để tạo đà cho đất nước phát triển.Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đứng trước nhiều vận hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ tới vị trí, vai trò của gia đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Bên cạnh những thành công, tiến bộ, các "tế bào" của  xã hội cũng đang chịu nhiều rủi ro, mất mác. Trước những yêu cầu đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, vai trò của gia đình trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.

Bác Hồ cho rằng giáo dục gia đình không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng gia đình riêng lẻ mà phải mở rộng tác dụng ra làng xã và toàn xã hội, phải chăm lo đến cả con cái những gia đình khác trong đại gia đình của dân tộc ta. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Rộng rãi nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một gia đình. Đã là đại gia đình thì sự săn sóc, dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan mà phải cố gắng cho tất cả con cháu mình ngoan và khỏe. Chính Bác đã nêu một tấm gương mẫu mực cho các bậc cha mẹ và người lớn về sự quan tâm chăm sóc trẻ thơ, mang lại cho trẻ em hạnh phúc được sống cùng cha mẹ, được hưởng quyền dân chủ, được vui chơi và học hành tiến bộ. Bác rất coi trọng việc giáo dục trẻ em biết kính yêu thầy cô và giúp đỡ cha mẹ. Đêm trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mặc dù công việc bộn bề, đất nước còn nhiều khó khăn, Bác đã dành thời gian nói chuyện với thiếu nhi, Bác căn dặn: các em nên rèn luyện đức tính thành thật và dũng cảm, ở trường thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ cha mẹ, ở xã hội thì tùy sức mình mà tham gia những việc có lợi chung".

Trong xã hội xưa, người Việt Nam ta rất coi trọng việc giữ gìn nếp sống gia phong. Các thành viên trong gia đình có bổn phận coi trọng nền nếp đó để không làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín trong gia đình.Ngày nay, trong nhiệm vụ xây dựng con người mới, gia đình Việt Nam không những kế thừa những nếp sống truyền thống tốt đẹp của gia đình mà còn phát huy tính tích cực của nó. Khi nói đến nếp sống gia đình, trước hết ông, bà, cha, mẹ thường khuyên răn, dạy bảo con cháu từ thuở ấu thơ phải biết lễ độ, chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, phải biết "ăn xem nồi, ngồi xem hướng"... Trong lao động phải siêng năng, cần mẫn, chịu khó, tiết kiệm… Gia đình có nền nếp rất khinh ghét những kẻ lười biếng trong lao động và học tập, tránh xa những người ăn bám, dối trá, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc,… Gia đình rất quan tâm việc giáo dục nếp sống gia đình trong đó chú trọng đến tình thương và lẽ phải, coi trọng sự hoà thuận, đoàn kết, thương yêu nhau, kính trên dưới nhường ngoài ra còn thể hiện lòng mến khách: niềm nở tiếp đón, chu đáo trong xử sự, tình bạn thuỷ chung, sống có tình có nghĩa, ăn ở như bát nước đầy. Hồ Chủ tịch đã dạy "Việc nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân, xây dựng con người văn hoá bắt đầu từ mỗi gia đình và trong cộng đồng dân cư" là một trong những quan điểm mà Bác đã nhắc nhở mỗi chúng ta cần suy nghĩ để vận dụng vào việc duy trì các tiêu chí gia đình văn hoá trong các hoạt động, phong trào xây dựng xã nông thôn mới và đời sống văn hoá.

Tỉnh Bến Tre trong thời gian qua công tác gia đình được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành đoàn thể quan tâm đã lãnh, chỉ đạo phối hợp ban hành nhiều văn bản, tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình trong tháng 6; ngày Gia đình Việt Nam ( 28/6); ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11); nhiều đề án giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, các đề án chăm sóc phụ nữ trẻ em đã nâng cao nhận thức cho toàn xã hội góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.

Hướng sắp tới, chúng tôi xin đề xuất các nội dung, giải pháp để tăng cường công tác giáo dục gia đình chính là nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc như sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền Chỉ thị số 11 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc phát huy các giá trị truyền thống văn hóa và phát triển toàn diện con người Bến Tre. Các tiêu chí xây dựng "Người tốt, việc tốt" theo Quyết định 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Năm đức tính con người Việt Nam theo Nghị quyết Trung ương 5- Khóa VIII của Đảng về " Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".Các tiêu chuẩn " người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan"; các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa.

Thứ hai: Vận dụng phương châm của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X trong gia đình đó là khôi phục gia phong bao gồm gia giáo, gia lễ, gia huấn, gia pháp. Mỗi gia đình thực hiện tốt gia giáo (giáo dục theo truyền thống của gia đình), gia lễ (nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng trong cung cách ăn nói, ứng xử đã được gia tộc ấn định mà các thế hệ sau phải tôn trọng và gìn giữ), gia huấn (truyền dạy cho con cháu những điều hay lẽ phải phù hợp với gia đình và đạo lý của xã hội), có gia phả (để biết công đức của tổ tiên, quá trình tạo dựng dòng họ để giáo dục các thành viên trong gia đình) đó chính là sự thủy chung của vợ chồng; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi; anh chị em trên thuận dưới hòa; giữ gìn và phát huy việc thờ cúng tổ tiên, tri ân những người có công với nước; đối với hàng xóm tương thân tương trợ, đối với các phong trào ngoài xã hội thì tham gia tích cực. Dân chủ, kỷ cương trong gia đình là công khai minh bạch, chia sẽ gánh vác trách nhiệm, yêu thương, là gia phong, nền nếp.

Thứ ba: Phát  huy vai trò của cha mẹ trong việc làm chủ gia đình với các yêu cầu: cha mẹ phải là người có kiến thức; bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt, gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Mối quan hệ này dựa trên sự liên hệ huyết thống gắn bó chặt chẻ về sinh (sinh đẻ) và dưỡng (nuôi dạy). Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển: tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái được khái quát thành chín chữ là: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (giúp lớn khôn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (khuyên răn), phúc (che chỡ) nhằm góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Xây dựng gia đình hạnh phúc sẽ góp phần giữ vững các tiêu chí gia đình văn hóa nhằm thúc đẩy tích cực xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị ; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của tỉnh nhà ngày càng có chất lượng, hiệu quả và thiết thực nhằm góp phần thực hiện Chương trình hành động số 36-Ctr/TU ngày 14/8/2014 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 472
  Tổng lượt truy cập: 393681