Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Gương phụ nữ khiếm khuyết khởi nghiệp thành công
15/07/2023

 

Không chỉ vượt qua khiếm khuyết của bản thân, vươn lên trong cuộc sống, chị Huỳnh Thị Hồng Hạnh sinh năm 1983, ngụ ấp An Bình, xã An Thạnh, còn trợ giúp, tạo việc làm cho nhiều người phụ nữ khó khăn tại địa phương có việc làm ổn định và tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

Bị khiếm khuyết bẩm sinh từ nhỏ với 1 chân và 1 tay bị nhỏ bé, đi lại khó khăn nhưng không vì vậy mà chị Hạnh buông xuôi, phó mặc cho số phận. Năm 2005 chị quyết định quyết tâm khởi nghiệp tìm cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình sau này, bởi chị nghĩ còn đi lại là còn khả năng lao động. Biến mặc cảm thành nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống, chị chọn cho mình nghề may quần áo.

Đối với những người bình thường, vươn lên từ 2 bàn tay trắng là điều không dễ, nhưng đối với một người khiếm khuyết là phụ nữ thật sự là một thử thách rất lớn. Chị Hạnh chia sẻ: “Tôi chọn học nghề may, vì nghĩ nghề may dễ kiếm sống ở vùng nông thôn, hay ít ra học nghề may có thể tự may quần áo cho mình và người thân”. Với 1 chân và 1 tay không trọn vẹn, làm quen với máy may là việc không dễ dàng, phải mất mấy tháng trời tôi mới điều khiển được chiếc kim may theo ý mình. Sau này có máy may công nghiệp, chạy bằng điện, công việc của tôi nhờ đó cũng dễ dàng hơn”.

Chị Huỳnh Thị Hồng Hạnh (người đứng) đang dạy học viên may

Ban đầu chị nhận đơn hàng ở Bến Cát Bình Dương may gia công, những đơn hàng có số lượng nhiều một mình không làm hết, chị Hạnh tìm thêm từ 7-8 chị em phụ nữ trong ấp không có việc làm ổn định làm cùng, bình quân 1 người 120.000đ/ ngày. Nhiều chị em phụ nữ thấy vậy đến học nghề và được chị nhận vào may gia công. Chị em nào muốn mua máy may để nhận hàng về nhà may chị Hạnh sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như vậy, cơ sở may của chị Hạnh dần hình thành với thương hiệu thời trang đồ bộ Hồng Hạnh chuyên cung cấp phân phối sỉ và lẻ, đến nay đã thu hút trên 10 lao động nữ tại địa phương. Với chị được tham gia lao động, sản xuất đó là niềm vui, niềm hạnh phúc và hơn thế nữa là được giúp đỡ nhiều chị em nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong xã, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hiện tại chị có gia đình và 2 con, chồng chị đi giữ tôm thuê, thu nhập khá ổn định, anh rất siêng năng cùng chị chia sẻ công việc gia đình và 2 bé học rất chăm ngoan.

Để mở rộng sản xuất chị Hạnh được Hội Phụ nữ xã giới thiệu bảo lãnh vay Ngân hàng Chính sách xã hội số tiền 50 triệu đồng để nhập thêm nguyên liệu, mua thêm máy móc phục vụ cho việc mở rộng cơ sở. Hiện nay cơ sở chị đã tự mua nguyên liệu về cắt may, giảm bớt được phần chuyên chở, tăng thêm lợi nhuận và sản phẩm của chị hiện nay được bán sỉ cho các sạp đồ ở Mỹ An, Quới điền, Phú Khánh và các tiệm nhỏ lẻ ở địa bàn huyện. Sau hơn 10 năm hoạt động, cơ sở may gia công của chị đã giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động tại địa phương, thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. Và gia đình chị là hộ nghèo từ năm 2011 đến 2023 đã đăng ký thoát nghèo. Có thể nói với nghị lực và ý chí của của Chị Hạnh là một trong những gương phụ nữ tiêu biểu vượt khó biến mặc cảm thành nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống và làm nhiều hữu ích cho xã hội.

Bùi Duyên

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 116
  Tổng lượt truy cập: 394322