Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Phòng, chống ô nhiễm không khí
05/02/2020

BÀI TRUYỀN THÔNG TRÊN LOA

Chủ đề: Phòng, chống ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm không khí được hiểu là sự biến đổi các thành phần trong không khí hoặc sự xuất hiện của một vật thể lạ trong thành phần không khí có tác động có hại đối với đời sống nói chung và con người nói riêng[1].

Ô nhiễm không khí là vấn đề nóng không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp mà trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Ô nhiễm không khí được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó khu vực Châu Á -Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy, mỗi giờ có khoảng 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có 34.232 người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, đó là yếu tố tự nhiên (gió, bão, cháy rừng…) và tác động của con người (từ sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, giao thông). 

Nhằm cải thiện chất lượng không khí, cũng như giảm thiểu các tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng, mỗi cá nhân, tổ chức và cộng đồng hãy chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí bằng các biện pháp cụ thể sau đây:

  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho các phương tiện giao thông cá nhân (như ô tô riêng, xe máy…), , tăng cường chia sẻ phương tiện giao thông, đi chung xe.
  • Hạn chế đốt và tăng cường ủ phân hữu cơ bằng rơm rạ và chất thải nông nghiệp khác sau thu hoạch; phân loại, thu gom rác đúng nơi quy định, hạn chế đốt rác.
  • Trồng nhiều cây xanh; tích cực phòng chống cháy rừng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống
  • Hạn chế mở cửa, đặc biệt khi sống gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm
  • Bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc
  • Thường xuyên dõi chất lượng không khí trên các phương tiện truyền thông chính thống
  • Trong điều kiện chất lượng không khí kém nên hạn chế ra khỏi nhà, ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng.
  • Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ; vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.
  • Những người bị hen luôn mang theo thuốc xịt bên người, nhất là khi đi ra ngoài.
  • Khi thắp hương, đối vàng mã cần làm ở nơi thoáng khí đồng thời nên hạn chế thắp hương đốt vàng mã.
  • Ngoài ra, các cấp Hội LHPN tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại cộng đồng; duy trì hoạt động các mô hình “3 sạch” như “Đường hoa”,  “Thôn phụ nữ xanh - sạch - đẹp”, “Nhà tôi xanh - sạch - đẹp”, “Phụ nữ sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”, “Ngày thứ 7, chủ nhật xanh”

Bảo vệ môi trường là nền tảng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng chung tay hành động Ngăn chặn ô nhiễm không khí” ngay từ hôm nay.

BAN TUYÊN GIÁO - HỘI LHPN VIỆT NAM

 

[1] Sổ tay truyền thông bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa (dành cho BCV, TTV), NXBPN, 2019

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 416
  Tổng lượt truy cập: 376465