Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Phụ nữ xứ dừa-khơi nguồn khởi nghiệp vươn lên thoát nghèo bền vững
08/05/2023

Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát huy tiềm năng, cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Điều này không chỉ vì quyền lợi của phụ nữ mà còn góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thời gian qua, các mô hình, hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững, khởi sự kinh doanh của các cấp hội phụ nữ có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng được lan tỏa sâu rộng. 

Có thể nói, Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp của tỉnh cùng với Đề án 939 đã góp phần làm cho bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của người phụ nữ trong xã hội được nâng lên. Nhiều hội viên, phụ nữ đã thay đổi được nhận thức, khơi dậy tinh thần, tiềm năng, sức sáng tạo, hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng hình ảnh “người phụ nữ Bến Tre năng động, sáng  tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không bị tụt hậu...".

Khởi nghiệp từ những mô hình hiệu quả

Khơi nguồn khởi nghiệp vươn lên thoát nghèo

Làm thuê, bươn chải mọi cách để lo cuộc sống, nhưng cái nghèo vẫn mãi đeo bám không buông. Để rồi từ các nguồn vốn nhỏ được hỗ trợ, chị Phạm Thị Ngọc Loan, (xã Vang Quới Tây, Bình Đại, Bến Tre) đã tận dụng tối đa cùng với thay đổi cách làm ăn và tiết kiệm, tích lũy mỗi ngày mà nay đời sống gia đình họ đã ổn định, con cái được học hành đến nơi đến chốn, trở thành tấm gương thoát nghèo bền vững

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hơn 10 năm trước, chị Phạm Thị Ngọc Loan, xã Vang Quới Tây “bỏ xứ” lên Thành phố Hồ Chí Minh làm thuê đủ nghề từ phụ bán quán cơm, làm công nhân may ở công ty…Lương công nhân may tuy đủ sống nhưng vì phải trang trải nhiều việc nên chẳng dư dả.

Về quê, sẵn nghề may từ lúc còn làm công nhân, chị Loan mua máy may về may gia công quần áo cho mối quen ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bước đầu chỉ là một nhóm may nhỏ chỉ có vài người cùng tham gia, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ để trang trải cuộc sống của các thành viên trong tổ. Đầu vào và đầu ra của sản phẩm cũng chưa phong phú, chưa nhiều kỹ năng trong quá trình may gia công, qui mô của tổ còn nhỏ bé, hàng tháng thu nhập của các thành viên tầm khoảng 2-3 triệu đồng/ tháng.

Với kiến thức sẳn có cộng với sự giới thiệu của phụ nữ xã cùng với các thành viên tham gia lớp đào tạo may gia công tại địa phương, từ đó tay nghề của chị bắt đầu nâng lên, kỷ năng nghề nghiệp được nắm vững chị thấy tự tin và quyết tâm theo đuổi và phát triển nghề may. Nhờ tay nghề khéo, chị được đặt thêm nhiều đơn hàng. Đơn hàng mỗi lúc càng nhiều, nhưng tài chính có hạn. Chị Loan đã tìm đến Ngân hàng chính sách xã hội và được hỗ trợ cho vay diện hộ cận nghèo 12 triệu đồng, đồng thời được Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre hỗ trợ chị 4,7 triệu đồng. Với nguồn tiền này, chị Loan mở rộng diện tích cơ sở, trang bị thêm máy may và nhận thêm thành viên, đồng thời tìm hiểu thêm thị trường đầu vào sản phẩm để đáp ứng nguồn cung cho các thành viên của tổ. Cứ thế cơ sở may ngày càng phát triển. Đến năm 2018, được hỗ trợ từ dự án “Dự án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp qua mô hình kinh tế tập thể tại 03 huyện Chợ Lách, Bình Đại và Ba Tri tỉnh Bến Tre” do Ủy ban y tế Hà Lan –Việt Nam tài trợ kinh phí 114 triệu đồng để đầu tư 11 máy may công nghiệp, 02 máy giắt sổ và thành lập tổ hợp tác may gia công.

Từ một máy may năm 2014 đến nay cơ ngơi của chị Ngọc Loan là 40 máy, chị đã giúp cho trên 60 chị có việc làm ổn định. Chị Loan chia sẻ, chị ưu tiên nhận thợ may là các chị em có hoàn cảnh khó khăn, chưa có việc làm ổn định. Đối với những thợ mới vào, tay nghề chưa có, chị đào tạo không nhận tiền và còn trả lương cho chị em. Lương mỗi người thợ làm cho chị Loan bình quân từ 3-11 triệu đồng/tháng. Thời gian qua, nhiều công nhân làm việc ở một số công ty gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh thì các thợ may gia công ở xưởng chị Loan vẫn nhận hàng về nhà may và có thu nhập đều đặn.

Các chị em may gia công tại xưởng may chị Loan

Từ làm thuê cho công ty, sang tự làm, rồi trở thành bà chủ. Từ những thành công trong công việc và hỗ trợ các chị em phụ nữ khó khăn có việc làm ổn định, năm 2018, chị Phạm Thị Ngọc Loan được trao giải thưởng Doanh nhân vi mô tiêu biểu tại Việt Nam (gọi tắt là giải thưởng Citi Việt Nam) do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Hà Nội trao tặng. Bên cạnh đó, Tổ hợp tác may của chị Loan còn tạo điều kiện giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn, đào tạo miễn phí nghề may để có việc làm, đồng thời thành lập 01 tổ tương trợ gồm 32 thành viên trong và ngoài tổ để có thể giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn (100.000 đồng/ thành viên/ tháng)

Có thể nói ý chí và tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ xứ dừa như chị Ngọc Loan, dám nghĩ, dám làm, không chịu đầu hàng trước những khó khăn thách thức. Hy vọng rằng nhiều mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của chị em phụ nữ trên quê hương xứ dừa ngày càng khởi sắc, đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan, thực hiện tốt mô hình gia đình 5 không 3 sạch, góp phần tham gia cùng với địa phương xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu./.

Hạnh Tiên

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 323
  Tổng lượt truy cập: 392458