Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Ra mắt Tổ hợp tác Bánh dân gian
12/10/2021

 

Tổ hợp tác Bánh dân gian xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là tổ đặc thù nghề nghiệp theo sáng kiến của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú và được Ủy ban nhân dân xã ký quyết định thành lập ngày 01/10/2021 gồm 15 thành viên.

Tại buổi họp mặt lần thứ nhất Ngày 4/10/2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh  Bến Tre đã trao quyết định của UBND xã, chính  thức ra mắt Tổ hợp tác Bánh dân gian của xã với sự có mặt đông đủ 15 thành viên đến từ các ấp. Trên 20 món bánh được các thành viên trong tổ tự làm mang tới trưng bày đủ hương vị ngọt, mặn và có thể sử dụng phù hợp trong từng thời điểm như: bánh dâng cúng ông bà tổ tiên trong các dịp lễ tết, cúng giỗ; bánh ăn lót dạ, bánh ăn chơi; bánh ăn no có thể dùng thay thế cơm để đãi tiệc bạn bè, đãi khách phương xa…từng món bánh thể hiện sự đảm đang, khéo léo của các chị em phụ nữ nông thôn.

Chủ tịch HPN xã Tân Phú, huyện Châu Thành - Hồ Thị Ngọc Cầm trao quyết định của UBND xã về việc thành lập Tổ hợp tác Bánh dân gian xã Tân Phú.

Chị Cao Thị Chiên – thành viên Tổ hợp tác Bánh dân gian - xã Tân Phú, Châu Thành tâm sự: từ những loại bánh mang tính phổ thông như: bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh bò, bánh da lợn, nhiều người ở nông thôn biết làm, có một số loại bánh mang hương vị rất đặc biệt hiện nay rất ít thấy bán như: Bánh ít trần nhân thịt vịt, bánh canh hến…Chị Đinh Thị Dung – tổ trưởng Tổ hợp tác Bánh dân gian đã mang đến buổi họp mặt món bánh canh hến; theo Chị Dung, món ăn này tuy dân dã, nguyên liệu dễ tìm, nhưng với những người dân quê chị, đây là món ăn rất có ý nghĩa; vì ngoài nguyên liệu tại chổ, như hến được cào, bắt trên dòng sông quê, gạo có trong nhà thì bánh canh hến còn là một món ăn no với người dân lao động và là một món đặc sản dùng đãi khách phương xa.

Chị Đinh Thị Dung - Tổ trưởng Tổ hợp tác Bánh dân gian Tân Phú cho biết: Không chỉ tự hào với những món bánh dân gian quê mình, các thành viên trong Tổ hợp tác Bánh dân gian xã Tân Phú rất tin tưởng vào hiệu quả của Tổ hợp tác này.

 Chị Nguyễn Thị Thinh - Chi hội trưởng chi hội phụ nữ ấp Hàm Luông, xã Tân Phú - người đã góp phần làm nên thương hiệu sầu riêng Cô Thinh, là thành viên Tổ hợp tác sầu riêng Tân Phú rất nổi tiếng và cũng là thành viên Tổ hợp tác Bánh dân gian Tân Phú chia sẻ: Phát huy thế mạnh của những người phụ nữ để mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế của địa phương đang là hướng đi mang lại hiệu quả trong hoạt động hội của nhiều cơ sở hội phụ nữ tại các địa phương trong tỉnh Bến Tre.

Thành viên Tổ hợp tác Bánh dân gian xã Tân Phú trưng bày sản phẩm trong buổi mặt lần thứ nhất.

Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tân Phú, huyện Châu Thành - Hồ Thị Ngọc Cầm phát biểu: Tân Phú là xã có thế mạnh về du lịch sinh thái, sự ra đời của Tổ hợp tác Bánh dân gian vừa tập hợp chị em có cùng nhóm sở thích, tạo thêm công ăn việc làm cho chị em vừa góp phần thu hút khách du lịch đến địa phương; các loại bánh do Tổ họp tác Bánh dân gian làm ra được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh biết đến và tin dùng, đã có mặt trong một số siêu thị tiện ích tại thành phố Hồ Chi Minh; thông qua những món bánh dân gian mang đậm chất mộc mạc gắn với vùng miền, vừa làm kinh tế du lịch, vừa góp phần giữ lại hồn quê, những hội viên, phụ nữ trong Tổ hợp tác Bánh dân gian còn “nuôi một tham vọng” lớn hơn là góp phần duy trì, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua những món ăn mang đậm tình đất, tình người, hướng tới kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm làm bánh dân gian./.

 

Ngọc Y

 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 248
  Tổng lượt truy cập: 376297