Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

THOÁT NGHÈO TỪ MÔ HÌNH ĐAN GIỎ
25/08/2020

 

Là một hội viên phụ nữ thuộc hộ nghèo, chị Lê Thị Yến Dân, ngụ ấp Cái Da, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre không chỉ vươn lên thoát nghèo bằng ý chí lao động cần cù với nghề đan giỏ mà còn mạnh dạn thành lập tổ gia công các sản phẩm phi nông nghiệp, truyền dạy nghề và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều hội viên phụ nữ tại địa phương. Qua đó, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

Chị Lê Thị Yến Dân, sinh năm 1978, là tổ trưởng Tổ phụ nữ số 5 ấp Cái Da, xã Hưng Lễ. Gia đình chị trước đây vốn là hộ nghèo, không có đất canh tác, thu nhập chính từ việc làm hồ của chồng và mua bán tôm, đan giỏ gia công của chị.

Năm 2015, chị được Hội Liên hiệp phụ nữ xã vận động tham gia lớp học nghề đan giỏ xách nhựa. Cuối khóa chị đạt thành tích là học viên xuất sắc nhất lớp. Sau lớp học nghề, chị trở thành giáo viên dạy nghề và truyền nghề cho hội viên phụ nữ trong xã, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Ban đầu, chị kêu gọi thành lập nhóm nhỏ với vài ba chị lấy hàng về làm đơn lẻ. Cuối năm 2015, được dự án AMD tổ chức dạy nghề đan giỏ nhựa và kết nối với doanh nghiệp cung cấp hàng để gia công. Chị tiếp tục mở rộng thành tổ đan giỏ với 14 thành viên, trong đó có 8 hộ nghèo. Sau khi được đào tạo, các thành viên trong tổ có thu nhập ổn định từ việc gia công các sản phẩm giỏ nhựa xuất khẩu, trung bình từ 1.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, tổ đan giỏ nhựa của chị Dân còn tận dụng các nguyên liệu thừa để làm các loại giỏ mini bán lẻ ở chợ xã, bỏ mối cho các cửa hành ở thị trấn để có thêm thu nhập. Các chị cũng làm thêm mặt hàng giỏ cọng dừa để bán vào dịp tết. Với sự linh hoạt, sáng tạo và chí thú làm ăn của các thành viên, đến năm 2016, tổ có 4 hộ thoát nghèo.

Tổ đan giỏ xách nhựa của chị Yến Dân. Ảnh: CTV

Nhận thấy có điều kiện phát triển và mong muốn tạo thêm việc làm cho nhiều chị em khác, cuối năm 2017, chị Dân tiếp tục đề nghị dự án AMD tài trợ đầu tư một nhà xưởng tiền chế có diện tích 20m2 dể làm nơi cho chị em sản xuất, cũng là nơi tập trung hàng hóa sau khi hoàn thành để giao cho đầu mối. Hiện tại, tổ có khoảng 50 lao động thường xuyên, trong đó có 30 hộ nghèo.

Sau thời gian được sự hỗ trợ, quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ xã theo Đề án sinh kế thoát nghèo bền vững với mô hình gia công các sản phẩm phi nông nghiệp, gia đình chị Dân vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2018. Qua 5 năm tập hợp chị em, mô hình tổ đan giỏ nhựa, giỏ cọng dừa đã tạo được việc làm ổn định cho nhiều chị em xã Hưng Lễ cũng như các vùng lân cận. Chị Yến Dân cho biết: với vai trò tổ trưởng, từ kiến thức và tay nghề của mình, chị đã dạy nghề qua 5 lớp do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hưng Lễ tổ chức cho gần 130 chị em. Theo chị Dân, để chị em gắn bó lâu dài với nghề, cần phải phân công lao động hợp lý theo tay nghề và công bằng giữa các thành viên để đảm bảo nguồn thu nhập cho chị em. Đồng thời phải chủ động tìm nhiều đầu mối cung cấp hàng để đảm bảo nguồn hàng sản xuất, không ỷ lại, trông chờ vào Dự án.

Chị Dân cho biết thêm, thời gian tới, chị sẽ tiếp tục truyền nghề và cung cấp hàng cho chị em phụ nữ có nhu cầu tham gia. Đồng thời, tổ sẽ lập quỹ tương trợ để chị em có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các mô hình phát triển kinh tế khác như chăn nuôi, mua bán để tăng thu nhập.

Và vừa qua, tại Hội nghị điển hình tiến giai đoạn 2015 - 2020 của Hội LHPN tỉnh Bến Tre, chị Dân là một trong những gương điển hình tiêu biểu về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được biểu dương, vinh danh tại Hội nghị. 

Kim Phụng

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 478
  Tổng lượt truy cập: 376527