Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững – với mục tiêu gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh
28/09/2016

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:"Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

Gia đình được khẳng định như là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu quan trọng của công tác gia đình giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, để mục tiêu xây dựng gia đình luôn hạnh phúc và phát triển bền vững thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Thiết nghĩ, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau để xây dựng gia đình thật sự hạnh phúc bền vững:

Đối với mục tiêu giải pháp công tác gia đình hiện nay: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tập trung công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý, truyền thông vận động, giáo dục, cung cấp kiến thức về xây dựng gia đình; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về gia đình và công tác gia đìnhChính sách, chương trình về an sinh xã hộiXây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đìnhĐẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đìnhXây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ); Xây dựng mô hình can thiệp, địa chỉ tin cậy PCBLGĐ trong cộng đồng dân cư.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, PCBLGĐ; kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và cộng đồng. Vận động gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái. Phê phán sự xuống cấp các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp gia đình, lối sống thực dụng ích kỷ, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng tới gia đình, nạn tảo hôn, bạo lực gia đình, những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài.

Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. Hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội, được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình khác…Đặc biệt hàng năm hộ gia đình xây dựng đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và được công nhận.

Với vai trò, vị trí gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải quan tâm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động công tác gia đình dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà Nước một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tiễn. Cụ thể, quan tâm tuyên truyền các nội dung: Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi bổ sung năm 2014; Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về "Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tiếp tục kiện toàn, thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp. Triển khai Ngh đnh 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 201của Chính phủ Quy đnh x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc an ninh, trậtt t, an toàn xã hi; phòng, chng t nn xã hi; phòng cháy và cha cháy; phòng, chng bo lc gia đình. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo Thông tư số 23/2011/TT – BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Hoạt động Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Kịp thời kiểm tra, giám sát và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác gia đình.

Đồng thời, quan tâm triển khai các văn bản lãnh chỉ đạo về công tác gia đình do tỉnh Bến Tre ban hành như: Công văn số 1954-CV/TU ngày 31/3/2014 của Tỉnh ủy Bến Tre về tăng cường lãnh đạo công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Công văn số 2059/UBND-VHXH ngày 25/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đồng ý cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giai đoạn 2010 - 2020" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1289/KH-UBND ngày 27/3/2012 của Ủy ban nhân dân về việc hướng dẫn thu thập, xử lý thông tin và quản lý sổ về gia đình và phòng chống, bạo lực gia đình; Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 17/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 5359/KH-UBND ngày 04/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Bến Tre năm 2020; Kế hoạch số 1759/KH-UBND ngày 16/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 01/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Kế hoạch số 707/KH-UBND ngày 22/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, công tác gia đình trong thời gian tới tập trung tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của gia đình, các giải pháp can thiệp nhằm giảm các yếu tố rủi ro đối với gia đình; xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình; lựa chọn giới tính thai nhi; phát triển các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của các gia đình, từng bước hoàn thiện chính sách chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt trong gia đình; tăng cường giáo dục, xử lý người vị phạm quy định của pháp luật về chăm sóc phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ. Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm tới hộ gia đình nông dân đã chuyển đổi sản xuất nông nghiệp do đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp và các hộ di dân; triển khai và mở rộng các loại hình dịch vụ an ninh xã hội để nâng cao năng lực tự chủ của mỗi gia đình, đảm bảo cho các gia đình có cơ hội tiếp cận sự bảo trợ của Nhà nước, ổn định cuộc sống, chăm lo giáo dục cho trẻ em và chăm sóc người cao tuổi.

Quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động, ảnh hưởng mạnh đến gia đình, tạo nên những biến đổi sâu sắc đối với gia đình trên nhiều phương diện. Quá trình đó tạo ra các điều kiện, cơ hội thuận lợi để các gia đình tiếp cận kiến thức, giá trị tốt đẹp của các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong xã hội hiện đại. Mặt khác, cũng tiềm ẩn những thách thức như xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục tốt đẹp của gia đình, dân tộc với tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại; xuât hiện tình trạng lõng lẻo trong các mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong gia đình dẫn đến gia đình thiếu ổn định, thiếu bền vững. Gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt với diễn biến phức tạp của bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục và hôn nhân đồng giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em; những vấn đề tiêu cực trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài, xâm hại tình dục trẻ em, bình đẳng giới trong gia đình. Làm tốt những công việc này sẽ góp phần xây dựng gia đình thật sự hạnh phúc bền vững./.

Nguyễn Minh Hải (Sở VHTTDL)

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 6
  Hôm nay: 221
  Tổng lượt truy cập: 368542