Truy cập nội dung luôn

 

Phụ nữ Bến Tre thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ năm 2024

CHI TIẾT TIN

Mô hình kinh tế tập thể của Hội LHPN tỉnh Bến Tre
01/04/2018

Thời gian qua, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã ra sức tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể (KTTT) phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề và trình độ phát triển ở từng khu vực để giải quyết những khâu, việc mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Đến nay, các cấp Hội đã vận động xây dựng được rất nhiều mô hình KTTT góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.

Để xây dựng và phát triển các mô hình KTTT một cách hiệu quả, năm 2014 Hội LHPN tỉnh phát động thi đua xây dựng mô hình KTTT thí điểm tại các huyện/ thành phố rút kinh nghiệm nhân rộng; đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) theo nghị định 151, tổ liên kết ...cụ thể như: Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, hỗ trợ kỹ năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng phương án kinh doanh, khởi sự HTX, THT,  các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc thành lập và tổ chức các hoạt động của các HTX, THT cho đối tượng là thành viên Ban quản lý, ban kiểm soát, kế toán HTX và những người có nhu cầu thành lập hợp tác xã, người có nhu cầu khởi nghiệp, nữ chủ doanh nghiệp...; phối hợp tổ chức các buổi tham quan, hội thảo với các mô hình KTTT để thúc đẩy nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn; vận động hội viên phụ nữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn gắn với vận động thành lập các THT, HTX, các mô hình liên kết…

Trên cơ sở đó, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình KTTT, mô hình điểm đã có những chuyển biến tích cực. Số mô hình tăng cả về lượng và chất, nội dung hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia như: Các mô hình như dệt thảm, thêu kết cườm, đan giỏ lục bình, se chỉ sơ dừa, dệt chiếu, làm khô, chăn nuôi…những mô hình này phù hợp với điều kiện lao động nữ nông thôn nên ngày càng được quan tâm và nhân rộng. Hiện nay, Hội trực tiếp vận động thành lập 02 HTX, phối hợp hỗ trợ thành lập 02 HTX tại cơ sở; Duy trì hoạt động 97 tổ hợp tác theo Nghị định 151 của Chính phủ với 1.720 thành viên, phát triển 391 tổ liên kết sản xuất thu hút 6.217 thành viên tham gia. Nhờ các mô hình này, người phụ nữ đã tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vươn lên giảm nghèo và làm giàu bền vững; thể hiện vai trò hướng dẫn các thành viên chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất. Tiêu biểu như THT trồng nấm, làm khô, chăn nuôi bò, may túi môi trường, thủ công mỹ nghệ… Những mô hình này đã góp phần thúc đẩy phong trào“Phụ nữ Bến Tre tự tin khởi nghiệp, làm giàu thoát nghèo bền vững”, nhờ vậy đến nay các cấp hội đã hỗ trợ cho trên 1.250 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, hỗ trợ 5 phụ nữ trở thành 05 danh nhân vi mô tiêu biểu, năm 2017 giúp 1.545 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo, giới thiệu 468 chị tham gia xuất khẩu lao động.

Kết quả trên đã góp phần nâng cao số lượng, chất lượng của các mô hình kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh, thành lập nhiều tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trong phong trào khởi nghệp của tỉnh nhà được vinh danh. Tuy nhiên, hiện nay một số chính sách khuyến kích phát triển mô hình THT, HTX đến nay xã vẫn chưa được triển khai, số lượng HTX còn rất hạn chế, hiệu quả kinh tế từ các mô hình này chưa cao, những bất cập của HTX kiểu cũ trong thời bao cấp làm cho người dân e ngại. sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các mô hình KTTT vẫn còn rất ít, nhiều mô hình KTTT  vẫn chưa chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Có thể khẳn định, phụ nữ tham gia mô hình KTTT một cách hiệu quả, sẽ làm cho vị thế của phụ nữ và hộ gia đình nông dân có vị thế trong quan hệ liên kết 4 nhà kể cả đầu vào và đầu ra. Nếu từng hộ gia đình, từng thành viên không đủ tiềm lực, không đủ sức trong việc liên kết 4 nhà, thì mô hình KTTT, HTX chính là tổ chức làm được những việc đó. Hiện nay, vai trò của THT, HTX trong phát triển kinh tế địa phương là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, chính quyền các cấp cần có những điều chỉnh để kịp thời hỗ trợ cho họ phát triển. Nhất là việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất, tạo thị trường, tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương, nhất là những nông sản đặc thù, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ban Kinh Tế

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO - DOANH NGHIỆP

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 5
  Hôm nay: 619
  Tổng lượt truy cập: 392754