|
CHI TIẾT TIN
Thời gian qua, xã Mỹ Thạnh đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm hay, nhất là các mô hình dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và sinh hoạt đời sống trong nhân dân. Qua đó đã tạo việc làm, thu hút đông đảo lao động nông thôn tham gia. Trong đó Mô hình đan ghế nhựa của chị Huỳnh Thị Yến ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Thạnh được phát triển gần 11 năm nay, đã tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập ổn định hàng chục lao động ở địa phương.
Chị Yến cùng các chị em đang ghế tại cơ sở (người ngồi thứ hai từ phải sang)
Người tiên phong mang nghề đan ghế nhựa về địa phương là chị Huỳnh Thị Yến. Chị Yến cho biết: “Nghề đan ghế nhựa khá đơn giản, chỉ cần chịu khó, khéo tay, sau 2 đến 3 ngày học nghề là có thể làm được. Nghề này không nặng nhọc lại không ràng buộc về thời gian, nếu không muốn làm tại cơ sở, mọi người có thể nhận hàng dây nhựa, khung ghế về nhà để làm thêm khi rảnh, vừa quản lý được nhà cửa, con cái, vừa có thêm thu nhập”. Chị cho biết thêm công việc đan ghế bằng dây nhựa mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định, nên nhiều hộ dân trong và các xã lân cận đến nhận hàng về làm. Chị em nào chưa biết đan thì được chị tận tình hướng dẫn, với mong muốn tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho chị em. Nghề đan ghế nhựa không chỉ có nữ mà nam cũng tham gia, người lớn tuổi hay trẻ em cũng đều làm được.
Hiện tại, cơ sở đan ghế nhựa của chị Huỳnh Thị Yến đã tạo được việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động tại địa phương và các xã lân cận. Lao động tại cơ sở phần đông là các chị em phụ nữ, có cả những người lớn tuổi.
Có thể nói, nghề đan ghế nhựa khá phù hợp với nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Sau khi thuần thục nghề, những lao động này có thể tự dạy nhau, nhận nguyên liệu về nhà làm, giúp cải thiện thu nhập của gia đình, mỗi người hàng tháng từ công việc đan ghế có thể kiếm thêm thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng cho một lao động./.
Mai Quế
VIDEO
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Liên kết
Thống kê
  Đang truy cập : 3
  Hôm nay: 372
  Tổng lượt truy cập: 519840